Đầu tư
10 tháng 05, 2025

Dự trữ ngoại hối là gì? tại sao phải dự trữ ngoại hối

Dự dữ ngoại hối là gì? Một câu hỏi quan trọng khi đề cập đến nền kinh tế quốc gia. Cùng tìm hiểu tại sao mỗi quốc gia cần duy trì một mức dự trữ ngoại hối hợp lý.

1. Dự trữ ngoại hối là gì?

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ngoại hối được hiểu là tài sản được nắm giữ bằng ngoại tệ do các cơ quan tiền tệ (thường là Ngân hàng Trung ương) sử dụng nhằm đảm bảo sự cân bằng trong thanh toán quốc tế. Ngoại hối còn góp phần ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và tình hình thị trường tiền tệ trong nước.

Dự trữ ngoại hối là gì? Hiểu một cách đơn giản, dự trữ ngoại hối được hiểu là tổng hợp các tài sản ngoại hối, bao gồm vàng, ngoại tệ và các hình thức đầu tư khác bằng ngoại tệ, được một quốc gia nắm giữ nhằm duy trì sự ốn định tài chính và hỗ trợ chính sách tiền tệ.

Dự trữ ngoại hối là gì?

2. Dự trữ ngoại hối nhà nước

Dự trữ ngoại hối Nhà nước, thường được gọi tắt là dự trữ ngoại hối, bao gồm các tài sản quốc tế như vàng, ngoại tệ được nắm giữ dưới hình thức tiền mặt hoặc tiền gửi. Những tài sản này nhằm hỗ trợ thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái.

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị quản lý trực tiếp dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo báo cáo của IMF, tính đến cuối quý II/2024, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạt mức hơn 93 tỷ USD.

Dự trữ ngoại hối Nhà nước

3. Tại sao phải dự trữ ngoại hối 

Vậy dự trữ ngoại hối để làm gì? Nó đóng vai trò cốt lõi trong việc điều chỉnh và quản lý các chính sách tiền tệ của quốc gia. Khi lượng dự trữ ngoại hối tăng cao, Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều công cụ và giải pháp hiệu quả để triển khai các chính sách tiền tệ một cách linh hoạt. Đặc biệt, điều này hỗ trợ mạnh mẽ trong việc ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị đồng nội tệ và từ đó củng cố lòng tin của cả các nhà đầu tư quốc tế và người dân trong nước.

Sự ổn định trên thị trường ngoại hối tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nền kinh tế. Việc không phải lo lắng về rủi ro tỷ giá khuyến khích dòng vốn ngoại đổ vào, đồng thời giúp Ngân hàng Nhà nước có cơ hội gia tăng thêm nguồn dự trữ ngoại hối. Khi dự trữ ngoại hối đạt mức cao, nó cung cấp công cụ đắc lực cho việc duy trì sự ổn định tỷ giá trong những thời điểm cần thiết.

Dự trữ ngoại hối để làm gì

Ngoài ra, sự gia tăng dự trữ ngoại hối góp phần nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi năng lực trả nợ của Việt Nam ngày càng được cải thiện. Gần đây, phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) với kỳ hạn 5 năm của Việt Nam đã giảm từ 7,37 điểm cơ bản xuống còn 113,77 điểm cơ bản - mức thấp nhất từ đầu năm. Nhờ đó, chi phí vay vốn của chính phủ khi phát hành các loại trái phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế cũng giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước chủ động mua vào lượng lớn ngoại tệ và bơm lượng tiền tương ứng vào thị trường đã giúp duy trì tính thanh khoản cao cho hệ thống ngân hàng. Kết quả là lãi suất được giữ ở mức ổn định ngay cả trong giai đoạn cuối năm khi nhu cầu thanh khoản thường tăng mạnh.

4. Tiêu chí đánh giá dự trữ ngoại hối của một quốc gia 

Có thể dựa vào các yếu tố sau:

Tiêu chí đánh giá dự trữ ngoại hối của một quốc gia

Tiêu chí 1: Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị nhập khẩu trong một tuần của năm tiếp theo. Nói một cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng với số tuần nhập khẩu. Tiêu chí này phản ánh khả năng của dự trữ ngoại hối trong việc hỗ trợ thanh toán quốc tế. Theo đánh giá của IMF, quốc gia có dự trữ ngoại hối đủ từ 12 đến 14 tuần nhập khẩu sẽ được coi là đủ khả năng quản lý dự trữ ngoại hối.

Tiêu chí 2: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài. Tiêu chí này cho thấy khả năng của quốc gia trong việc đối phó với các tình huống như tấn công ngoại tệ hoặc dòng vốn rút ra khỏi quốc gia.

Tiêu chí 3: Tỷ lệ giữa cung tiền rộng và dự trữ ngoại hối. Mức tỷ lệ từ 10% đến 20% được xem là chuẩn mực, cho phép quốc gia có khả năng can thiệp vào tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Trung ương.

5. Các thành phần của dự trữ ngoại hối nhà nước

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, dự trữ ngoại hối nhà nước được cấu thành từ các thành phần sau:

  • Tiền mặt bằng ngoại tệ và các khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng ở nước ngoài.

Cụ thể, loại ngoại tệ được phép sử dụng để đầu tư dự trữ ngoại hối bao gồm các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi tự do và những ngoại tệ khác được thỏa thuận trong các hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương hoặc đa phương. Những hiệp định này do Ngân hàng Nhà nước thực hiện cùng các ngân hàng trung ương hoặc tổ chức tài chính quốc tế.

  • Các loại chứng khoán hoặc giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ do Chính phủ, các tổ chức quốc tế hoặc tổ chức nước ngoài phát hành.

  • Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và các khoản dự trữ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

  • Vàng, được Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.

  • Các loại tài sản ngoại hối khác thuộc sở hữu của Nhà nước.

6. Các nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước

Các nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước được xác định theo quy định tại Điều 5 Nghị định 50/2014/NĐ-CP, bao gồm:

  • Ngoại hối thu mua từ ngân sách nhà nước cũng như thị trường ngoại hối.

  • Ngoại hối huy động từ các khoản vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế.

  • Ngoại hối tích lũy từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng.

  • Ngoại hối có được thông qua lợi nhuận sinh ra từ hoạt động đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước.

  • Ngoại hối bổ sung từ các nguồn khác.

7. Cục quản lý dự trữ ngoại hối

Cục Quản lý Dự trữ Ngoại hối Nhà nước là một đơn vị độc lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được giao nhiệm vụ chuyên trách trong công tác quản lý và điều hành dự trữ ngoại hối quốc gia. Cục này được thành lập theo Nghị định 102/2022/NĐ-CP, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý dự trữ ngoại hối ngày càng tăng trưởng và phức tạp. Trước khi có sự ra đời của Cục, công tác quản lý dự trữ ngoại hối được thực hiện bởi Vụ Quản lý Ngoại hối và Sở Giao dịch. Tuy nhiên, với quy mô dự trữ ngoại hối ngày càng lớn, công việc của hai đơn vị này đã trở nên quá tải, không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý hiệu quả.

Cục Quản lý Dự trữ Ngoại hối có nhiệm vụ quan trọng trong việc xác định, giám sát và điều chỉnh mức dự trữ ngoại hối quốc gia, đảm bảo các hoạt động này diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Cục cũng có trách nhiệm lựa chọn các đối tác thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối, chẳng hạn như mua bán ngoại tệ, hoán đổi và các hoạt động can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết. Mục tiêu của các hoạt động này là duy trì sự ổn định của thị trường ngoại hối, đồng thời hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Bên cạnh đó, Thông tư 43, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 9 năm 2024, quy định chi tiết các tiêu chuẩn và phương thức can thiệp thị trường ngoại hối. Cục Quản lý Dự trữ Ngoại hối sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các phương án can thiệp và phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các biện pháp can thiệp khi cần thiết. Các biện pháp này nhằm đảm bảo thị trường ngoại hối luôn ổn định, góp phần vào việc điều hành chính sách tiền tệ và bảo vệ nền kinh tế quốc dân.

Kết luận 

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu được định nghĩa dự trữ ngoại hối là gì và tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế quốc gia. Đây là công cụ quan trọng trong việc triển khai các chính sách tiền tệ linh hoạt, đảm bảo sự ổn định của tỷ giá hối đoái.. Hiểu rõ về dự trữ ngoại hối sẽ giúp bạn nhận thức sâu sắc hơn về các yếu tố tác động đến sự phát triển và ổn định kinh tế của mỗi quốc gia. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của https://hva.vn/ để nắm bắt thêm thông tin hữu ích và cập nhật về lĩnh vực này!

tác giả

Tác giả
HVA

Các bài viết mới nhất

Xem thêm
Đang tải bài viết...